Xưa nay, ngói lợp nhà là vật liệu rất được người Việt ưa chuộng sử dụng bởi ngói lợp tạo cảm giác gần gũi, mát mẻ, dễ chịu cho không gian sống. Tuy nhiên, lợp ngói màu sao cho đúng kỹ thuật là điều không phải ai cũng biết. Do đó, bạn có thể tham khảo những hướng dẫn hữu ích dưới đây:
Lắp vì kèo, cầu phong
Lắp vì kèo, cầu phong là bước quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhà ở. Nếu khung mái có kết cấu bằng gỗ hoặc sắt thì độ dốc nên thiết kế lớn hơn 35 độ. Còn nếu kết cấu được làm bằng bê tông thì độ dốc mái có thể nhỏ hơn 35 độ.
Cách chia litô định vị ngói
Đối với từng chất liệu khung mái khác nhau, bạn có cách chia litô định vị ngói khoảng cách khác nhau. Ví dụ, nếu khung mái bằng gỗ hoặc sắt thì tùy vào độ dốc mà khoảng cách các thanh litô được chia điều trong khoảng 290-330mm đối với ngói sóng nhỏ, sóng lớn và 270-275mm cho ngói giả đá.
Nếu mái bằng bê tông thì khoảng cách sẽ lớn hơn nhưng cũng không được vượt quá 260mm cho ngói sóng nhỏ, ngói sóng lớn và không vượt quá 300mm cho ngói giả đá.
Đồng thời, khoảng cách của litô phải chia đều từ đỉnh mái xuống, nếu xuất hiện hàng thừa, bạn nên dồn về cuối cùng hoặc áp cuối.
Viên ngói thứ nhất bạn lợp cách riềm hông khoảng 30mm đối với ngói sóng
nhỏ và ngói sóng lớn, lợp sát mép hông đối với ngói giả đá.
Lợp ngói chính
Kinh nghiệm cho thấy, bạn nên lợp một hàng dưới trước và lợp từ trái qua phải đối với loại ngói lợp nhà sóng nhỏ, ngói giả đá. Trong khi đó, đói với ngói sóng lớn, bạn lợp từ trái qua và từ dưới lên.
Viên ngói thứ nhất bạn lợp cách riềm hông khoảng 30mm đối với ngói sóng nhỏ và ngói sóng lớn, lợp sát mép hông đối với ngói giả đá.
Các viên gạch sẽ được liên kết chắc chắn với nhau bởi các thanh litô bằng vít thép và tùy vào từng loại sóng ngói mà bạn sử dụng cỡ vít như thế nào cho phù hợp. Nếu là ngói sóng nhỏ, bạn dùng vít thép I 40mm và chỉ dùng một vít bên trái. Còn với ngói sóng lớn, ngói giả đá, bạn dùng vít thép I 60mm, mỗi viên bạn nên bắt đủ 2 vít đối với ngói giả đá.
Lắp đặt ngói bò cạnh, ngói bò nóc
Bạn nên gắn ngói bò nóc bằng vữa dẻo khô, rải đều vữa vào vị trí chân ngói, khi thấy vữa đã đủ độ cứng, bạn lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn chúng lại. Với ngói bò cạnh, khi lắp bạn phải áp sát vào tấm riềm trang trí ở bên hông.
Vệ sinh và hoàn thiện mái ngói
Vệ sinh và hoàn thiện mái ngói là công đoạn cuối cùng khi lợp ngói màu. Nếu vữa dính lên mặt ngói đã khô trắng, bạn dùng xốp lau sạch lại rồi dùng sơn chuyên dụng cho ngói màu để sơn lớp vữa cho đồng màu với ngói.
Theo Tạp chí Xây dựng