Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có những lúc muốn nhờ hoặc làm phiền người khác nên chúng ta cần phải học cách bao dung, thông cảm lẫn nhau.
Câu chuyện 1
Cho dù là đi phương tiện công cộng tàu hỏa hay tàu cao tốc đa phần nhiều người cảm thấy rất nhanh đói. Trẻ con cũng không phải là ngoại lệ.
Trên một chuyến tàu cao tốc, một bé trai 6 tuổi muốn bố nấu mì gói. Thế là người bố liền pha cho cậu bé một cốc mì. Trong lúc cậu ăn thì người bố ra ngoài đi vệ sinh. Nhưng khi quay lại anh nghe thấy tiếng khóc của con, xung quanh có một đám người tụ tập quanh đó.
“Đã đi tàu mà lại còn ăn mì, mùi ám hết cả toa tàu rồi, thật là không có giáo dục” – Một bà lão lớn tiếng nói.
Anh tức giận đi về hướng con trai, kéo con ra đằng sau lưng rồi nói: “Các người có đạo đức không vậy, các người nói với một đứa trẻ như vậy thì ai mới là người không được dạy?”
Trong chốc lát, không khí trên tàu trở nên trầm mặc, còn bà lão đỏ mặt chỉ biết im lặng quay trở về chỗ ngồi của mình.
Không cần phải nói, hành động của kia ít nhiều đã để lại vết thương tâm lý cho cậu bé. Sau khi chia sẻ câu chuyện này trên mạng, mỗi người đều có ý kiến khác nhau:
Tại sao không cho cậu bé ở nhà ăn trước, khi lên tàu mùi của thức ăn sẽ tỏa ra, ảnh hưởng đến người khác.Tàu cao tốc không có quy định cấm được ăn uống nên người khác không có quyền can thiệp chuyện này.
Câu chuyện thứ 2
Làm cha mẹ có lẽ không có việc gì xấu hổ bằng ở nơi công cộng bị người khác “nhắc nhở” là “không xứng đáng làm cha mẹ” hay “con của anh/chị không có giáo dục”. Mới đây có một đoạn video ghi lại cảnh tranh cãi của một bà mẹ với một người đàn ông trên máy bay được chia sẻ rộng rãi trên mạng.
Một bà mẹ cùng với hai đứa con của mình đi máy bay về Trung Quốc, một đứa được vài tháng tuổi và đứa còn lại lớn hơn một chút.
Trong đoạn video, người đàn ông kích động lớn tiếng: “Trên máy bay đâu chỉ có mỗi hai mẹ con chị, sao hai mẹ con chị lại ồn ào đến như vậy.”
Người mẹ phản bác lại: “Anh không thấy tôi đang dỗ con hả, tốt nhất thì anh đừng bao giờ sinh con.”
Lúc sau, bà mẹ bế đứa nhỏ, tay kia dắt theo bé lớn. Cô bất lực nói cũng muốn dỗ đứa trẻ, bản thân cũng đã làm đủ mọi cách rồi, nhưng dù có làm gì đi chăng nữa con bé không thể ngừng khóc.
Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có những lúc sẽ nhờ hoặc làm phiền người khác nên chúng ta cần phải học cách bao dung lẫn nhau thế mới là người được giáo dục tốt.
Một gia đình ở khu chung cư nọ, vì con gái của họ mỗi ngày đều luyện đàn piano, họ lo lắng tiếng đàn có thể ảnh hướng đến người dân ở tầng bên dưới nên người mẹ đã viết một bức thư. Nói rõ là con gái của họ tập đàn cụ thể lúc mấy giờ, nếu như họ bị làm phiền bất cứ khi nào cũng có thể gọi điện thoại báo lại.
Một anh chàng vốn dĩ đã mua vé giường nằm để về quê. Nhưng anh lại không ngủ trên giường vì anh sợ tiếng ngáy của mình ảnh hưởng đến người xung quanh.
Con người nếu càng biết cảm thông, hiểu cho người khác thì sẽ đón nhận được nhiều sự tử tế tương tự, đây chả phải là một niềm hạnh phúc sao?
Quay trở lại với câu chuyện đứa trẻ khóc trên máy bay
Biết rằng làm bố mẹ không phải là chuyện dễ dàng gì, nhưng hãy nghĩ cho người khác một chút thì mới càng nhận được sự bao dung. Hãy nghĩ trước những tình huống con bạn có thể xảy ra và nghĩ thêm các cách giải quyết ứng phó.
Trên máy bay, trẻ con khóc là điều không thể nào tránh khỏi do áp suất không khi thay đổi, trẻ sẽ bị đau màng nhĩ. Lúc này bạn có thể dùng núm vú giả để giảm bớt sự khó chịu cho em bé. Hay lúc mua vé máy bay hãy mua những thời điểm trẻ có thói quen ngủ. Đồng thời, nếu con bạn đã gây ảnh hưởng cho người khác thì hãy chân thành xin lỗi.
Cũng trong tượng hợp tương tự, một bà mẹ biết rằng con mình sẽ quấy khóc khi lên máy bay. Cô đã chuẩn bị kẹo và núm bịt tay cho từng hành khách cùng khoang và kèm một bức thư đáng yêu.
“Đây là lần đầu tiên cháu đi máy bay, cháu sẽ cố gắng không gây rắc rối gì ạ”.
Mọi chuyện trên đời sẽ có hướng giải quyết. Cứ hành động chân thành, tử tế, nếu đã làm ảnh hưởng người khác hãy cứ nhận lỗi và lắng nghe, tức khắc người xung quanh sẽ cảm thông và hiểu cho bạn.
Theo Lưu Ly (Nguoiduatin.vn)