Sau khi chuyển đến sống cùng gia đình con, tôi thực sự mới hiểu suy nghĩ của vợ khi còn sống.
Tôi tên là Lý Tư Nghị, 70 tuổi (Trung Quốc), là một công nhân bình thường đã nghỉ hưu. Tôi đã làm việc chăm chỉ cả đời, sống giản dị chỉ để chăm lo cho con một cuộc sống tốt, bình an trưởng thành.
Tôi và vợ có để dành được một số tiền để làm chỗ dựa cho tuổi già. Tuy nhiên, khi con trai quyết định muốn kết hôn, chúng tôi đã không ngần ngại chi tất cả số tiền đấy để mua nhà cho con.
Khi ấy, tôi và vợ cảm thấy rất vui vì nghĩ rằng bản thân có thể tận hưởng tuổi già bình yên, quây quần bên con cháu.
Tuy nhiên, cuộc sống luôn có những biến cố bất ngờ khó nói trước. Sau khi con trai lấy vợ không lâu, thì vợ tôi đột nhiên bị bệnh nặng. Và dù đã được các bác sĩ chữa trị nhưng không có nhiều khởi sắc.
Nhìn vợ nằm trên giường bệnh với sắc mặt tái nhợt, tôi cảm thấy xót xa. Tôi biết bà ấy hiện giờ cảm thấy lo lắng nhất cho tôi. Vì vậy, tôi đã nắm chặt tay vợ và nói: “Đừng lo lắng, ba con anh sẽ ổn thôi”.
Vợ tôi nhìn tôi đầy trìu mến. Trước khi qua đời, bà ấy thì thầm một cách khó khăn về những tâm nguyện và dặn dò của mình.
Bà ấy mong tôi có thể chuyển đến ở tại căn nhà chúng tôi mua cho con để có người chăm sóc hàng ngày. Có như vậy, bà ấy mới yên tâm rời đi.
Khi nghe điều này, trong lòng tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Tôi biết đây là sự quan tâm, lo lắng của vợ dành cho tôi. Nhưng có lẽ vợ tôi đã quên chưa suy nghĩ cho tâm trạng của con trai và con dâu. Bởi suy cho cùng, người trẻ đều mong muốn có không gian sống riêng, được tự do, thoải mái và nếu tôi dọn vào sẽ khiến con bị gò bó.
Tuy nhiên, nhìn vào ánh mắt mong đợi của vợ, tôi đã đồng ý với yêu cầu đó. Tôi biết đây là niềm an ủi cuối cùng mà tôi có thể dành cho vợ của mình.
Sau khi vợ tôi qua đời, tôi chuyển đến nhà con trai theo nguyện vọng của bà ấy. Lúc đầu, cuộc sống trôi qua rất bình yên, vui vẻ. Nhưng dần dần tôi nhận ra sự khác biệt trong phong cách sống và lối sinh hoạt khiến không khí gia đình trở nên nặng nề.
Tôi cảm thấy bản thân trở thành người thừa, khó hòa nhập vào gia đình con trẻ được. Tuy nhiên, tôi không thấy khó chịu hay hối hận về điều này. Bởi đây là sự sắp xếp của vợ, bà ấy hy vọng tôi sẽ sống những năm tháng cuối đời trong sự chăm sóc của con cái chứ không phải cô đơn một mình.
Vì vậy, tôi kiên trì với quyết định này. Cho đến một ngày, sau 2 năm, con trai và con dâu tôi xảy ra cãi vã do bất đồng quan điểm trong cuộc sống. Tôi đứng bên cạnh nhìn, mà lòng cảm thấy xót xa.
Tôi chợt nhận ra, đây không phải là cuộc sống mà tôi muốn. Tôi đang trở thành gánh nặng cho các con, khiến con sống không thoải mái, xảy ra cãi cọ.
Vậy nên, tôi quyết định rời đi. Tôi vào phòng thu dọn hành lý và quyết định rời đi lặng lẽ mà không nói là từ biệt với con. Tôi quyết định trở về tìm cuộc sống của riêng mình, tự do tự tại khiến tôi thoải mái.
Hiểu ra dụng ý thực sự của vợ trước khi qua đời
Trở về căn nhà cũ khi vợ con sống, tuy nhìn căn nhà đơn sơ nhưng lòng tôi thấy bình yên và hạnh phúc đến lạ. Tôi như tìm thấy cuộc sống tự do mà bản thân đã đánh mấy bấy lâu.
Sau khi sắp xếp lại căn nhà, ổn định cuộc sống hàng ngày, tôi bắt đầu giao lưu kết bạn và học một số kỹ năng mới. Lúc này, tôi cảm thấy rất vui vẻ và yêu đời.
Và trong quá trình tìm lại cuộc sống mà bản thân muốn, tôi mới thật sự hiểu được dụng ý sâu xa trong suy nghĩ của vợ trước khi qua đời.
Thật ra, bà ấy không phải thật sự muốn tôi ở cùng con trai với con dâu mà là bà muốn tôi có người để nương tựa, có người chăm lo cuộc sống. Bà ấy biết khi mình rời đi, thời gian đầu tôi sẽ thấy không quen, cô đơn, lủi thủi một mình. Vì vậy, bà ấy đã dùng cách này để tôi vượt qua và tìm lại niềm vui cuộc sống.
Hiện tại, tôi đã thích nghi với cuộc sống mời. Tôi tìm thấy niềm vui mỗi ngày để bản thân không thấy cô đơn khi một mình.
Nhìn lại quá khứ, tôi biết ơn sự chu đáo của vợ dành cho mình. Và tôi cũng trân trọng tình cảm của con trai với con dâu với mình, dù không thể ở cạnh nhưng sự đồng hành của các con cũng thật đáng quý trọng.
Theo Lưu Ly (Nguoiduatin.vn)